VNBEAUTIES.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá

Go down

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá Empty Nâng cấp để hoa hậu không mất giá

Bài gửi by windy Mon Aug 09, 2010 9:10 am


Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, Tổ chức Hoa
hậu Thế giới đã quyên góp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từ
thiện vì trẻ em.

Đấy là thế giới, còn ở Việt Nam, sau 22 năm chính thức
có mặt, các cuộc thi hoa hậu vẫn được xem là “bước đổi đời của các cô
gái trẻ” hơn là các cuộc thi “sắc đẹp vì mục đích cao cả”.

Hoa hậu - đến hẹn lại thi

Tính từ cuộc thi hoa hậu đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, năm
1988, với sự đăng quang của hoa hậu Bùi Bích Phương, lịch sử của các
cuộc thi người đẹp ở ta cũng không đến nỗi còn non trẻ. Nhưng dường như
“cô gái tuổi 22” này vẫn… chưa chịu lớn, thậm chí vẫn chưa “định hình”
được “dáng vóc”.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá Hh1

Hoa hậu Bùi Bích Phương

Với mục đích tạo ra một sân chơi cho thanh niên cuối
những năm 1980, báo Tiền Phong khởi xướng cuộc thi hoa hậu đầu tiên, Hoa
hậu báoTiền Phong, tiền thân của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ngày nay. Cho
đến giờ, đây vẫn là một sân chơi thu hút được rất nhiều thiếu nữ trên
khắp mọi miền đất nước.
Nhưng nếu như ở thời của hoa hậu Bùi Bích Phương,
người ta đi thi hoa hậu rất “trong sáng”, đó là sinh hoạt văn hóa mang
tính đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường được động viên đi thi; thì
khoảng 10 năm gần đây sự trong sáng đó gần như biến mất. Bởi thay vì
phần thưởng là một chiếc xe đạp Mi-pha như hoa hậu Bùi Bích Phương nhận
được, phần thưởng cho những hoa hậu kế nhiệm sau này quy ra vật chất thì
giá trị hơn rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn, với danh hiệu hoa hậu, á
hậu, các người đẹp sẽ có cơ hội bước vào một thế giới khác, chỉ sau một
đêm.

Sự kiện



Nâng cấp để hoa hậu không mất giá Hoa

Vô hình trung, hơn hai mươi năm nay, chúng ta đang bỏ
tiền ra để tổ chức một sân chơi, cũng không ít tốn kém, để làm bàn đạp
cho các người đẹp tiến thân. Họ có thể từ những cô gái đi “xe đạp, xe
máy” tiến lên thành những quý cô, quý bà lộng lẫy có người đón đưa bằng
“bốn bánh hạng sang”. Còn trách nhiệm của một hoa hậu với xã hội ư? Nếu
được hỏi, câu trả lời vẫn là sự mơ hồ…
Chưa kể đã có bao nhiêu chuyện eo sèo theo sau vầng
hào quang ảo ấy. Đến bây giờ, sau nhiều năm bội thực thi người đẹp, sau
nhiều năm các người đẹp đem chuông đi đánh xứ người và thậm chí đưa các
cuộc thi hoa hậu hàng đầu thế giới đến Việt Nam thì người ta mới tính
đến chuyện “giữ giá” cho các cuộc thi hoa hậu bằng việc ràng buộc trách
nhiệm với người đăng quang.

Ở năm thứ 22, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 (với vòng chung kết diễn ra
tại khu du lịch Tuần Châu, Quảng Ninh từ ngày 01 đến 15/8) chọn cho mình
một diện mạo mới bằng cách báo Tiền phong không “ôm” hết các khâu như
những lần tổ chức trước. Theo chủ trương xã hội hóa, nhà tổ chức Hoa hậu
Việt Nam phối hợp với hai đơn vị khác là Đài truyền hình kỹ thuật số VTC
và Công ty cổ phần Tập đoàn MV để nâng cao tính chuyên nghiệp của cuộc
thi và tính chuyện “hậu” hoa hậu.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá Hh2

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2010

Ngoài giá trị của các giải thưởng được nâng lên (500
triệu đồng tiền mặt, chưa kể nhiều loại tặng phẩm) thì năm nay, tân hoa
hậu sẽ chịu sự ràng buộc lớn hơn về “trách nhiệm” với xã hội bằng việc
thực thi những cam kết mà BTC cuộc thi đưa ra.

Ở một thế khác, Hoa hậu Thế giới người Việt, được tổ chức lần thứ hai
(lần đầu tiên vào năm 2007, với chiếc vương miện thuộc về Ngô Phương
Lan) đã cho thấy sự chuyên nghiệp qua việc “nhập khẩu” công nghệ tổ
chức. BTC cuộc thi cho biết họ sẽ mời ê-kíp đạo diễn của cuộc thi Hoa
hậu Trái đất để dàn dựng đêm chung kết. Ban nhạc Il Divo từng hát trong
đêm chung kết Hoa hậu Thế giới năm 2004 sẽ góp vui. Như vậy, đến năm
nay, trong thế đua tranh không lên tiếng, hai cuộc thi muốn tiến gần
công nghệ tổ chức thi hoa hậu của thế giới. Hơn ai hết, các nhà tổ chức
đã thấy các cuộc thi hoa hậu đang dần mất giá nếu không thay đổi.

“Hậu” hoa hậu và công nghệ cho nhan sắc Việt
Ở thời mới mở cửa, người ta còn phải vật lộn với chuyện
cơm áo gạo tiền, các hoa hậu thế hệ đầu như Bùi Bích Phương, Nguyễn Diệu
Hoa, Hà Kiều Anh, Nguyễn Thu Thủy, thậm chí đến thời cuộc sống bắt đầu
khấm khá hơn thì sau ngày đăng quang, các hoa hậu Nguyễn Thiên Nga,
Nguyễn Thị Ngọc Khánh đều đổ dồn tâm sức vào việc học hành.
Tuyệt nhiên, trong cái thời ấy (những năm trước năm
2000) khái niệm làm từ thiện, hoạt động từ thiện còn quá xa xôi. Với các
hoa hậu thời đó, chỉ cần học tập tốt, sống gương mẫu, xem như đã hoàn
thành trách nhiệm.

Khoảng từ năm 2000 trở lại đây, khi kinh tế phát triển, các hoa hậu đăng
quang sau này cũng có điều kiện thực hiện trách nhiệm của họ với xã hội
hơn, nhưng những gì các hoa hậu làm được sau đó không hơn gì các đàn
chị. Ngay sau ngày đăng quang, Phan Thu Ngân, Phạm Thị Mai Phương,
Nguyễn Thị Huyền không vội lấy chồng thì cũng vội vã đi du học.

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá Hh3

Hoa hậu Mai Phương Thúy

Người duy nhất làm tròn trách nhiệm của mình hơn cả là
Mai Phương Thúy (hoa hậu Việt Nam năm 2006). Câu chuyện bắt đầu khác đi
từ Mai Phương Thúy, khi vào năm 2008, lần đầu tiên người ta có điều
khoản về nghĩa vụ của một hoa hậu. Cũng chính vào năm Hoa hậu Việt Nam
gặp sóng gió này, dư luận mới để ý hơn tới những gì mà hoa hậu và các
cuộc thi hoa hậu đã làm được cho cộng đồng.

Ông Dương Xuân Nam - Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam trong
20 năm (1988 - 2008) đã từng chia sẻ: “Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam có
bản cam kết gồm 9, 10 điểm về nghĩa vụ và quyền lợi của Hoa hậu Việt
Nam. Các thí sinh dự thi phải ký vào bản cam kết này. Chúng tôi không
quy định các Hoa hậu phải làm gì sau khi đăng quang. Tuy nhiên, theo
tôi, các Hoa hậu Việt Nam đều có hoạt động xã hội tốt. Có Hoa hậu hoạt
động công khai như Mai Phương Thúy, có Hoa hậu hoạt động âm thầm. Tất
nhiên, chỉ Hoa hậu Việt Nam hoạt động xã hội thôi thì chưa đáp ứng được
mong mỏi của xã hội”.


Đến giờ, chưa có một thống kê cụ thể nào về việc các hoa hậu Việt Nam đã
làm được những gì cho cộng đồng sau ngày đăng quang. Các người đẹp của
chúng ta đã quyên góp được bao nhiêu tiền để làm từ thiện, đã tham gia
bao nhiêu hoạt động cộng đồng, đi thăm được bao nhiêu trại trẻ mồ côi…?
Đấy là nói về cá nhân các hoa hậu, còn về trách nhiệm của BTC các cuộc
thi này với cộng đồng cũng chẳng có mấy thông tin. Đây là điều rất lạ
với một tổ chức hoa hậu trên thế giới.
Bởi hầu hết các cuộc thi hoa hậu lớn trên thế giới
như: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ,… đều có những mục đích tôn chỉ
rõ ràng trong việc làm từ thiện và các hoạt động hướng tới cộng đồng. Kể
từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, Tổ chức Hoa hậu Thế giới đã quyên
góp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em. Hàng năm
tổ chức này cũng công bố số tiền làm từ thiện mà các đương kim hoa hậu
quyên góp được như năm 2007, hoa hậu Trương Tử Lâm đã quyên góp được con
số kỷ lục là 30 triệu USD, năm 2008 hoa hậu Ksenia Sukhinova quyên góp
được gần 20 triệu USD…

Nâng cấp để hoa hậu không mất giá Hh4

Hoa hậu Trương Tử Lâm

Cái lạ là cho đến giờ các cuộc thi hoa hậu ở ta vẫn
chưa tạo ra cho mình một chỗ đứng trong các hoạt động mang tính hướng
tới cộng đồng như: từ thiện, tuyên truyền và phòng chống đại dịch
HIV/AIDS (tiêu chí hoạt động của tổ chức hoa hậu hoàn vũ MUO), tuyên
truyền bảo vệ môi trường (tiêu chí của tổ chức hoa hậu Trái đất),… Công
nghệ tổ chức hoa hậu dường như mới chỉ được hiểu giống như tổ chức một
sự kiện - nếu vậy thì không khó để “nhập khẩu” bởi đó cũng chỉ là những
kỹ thuật, kỹ năng và công nghệ sân khấu mà thôi. Chính vì thế, hoa hậu ở
Việt Nam gần như mới chỉ là các cuộc thi nhan sắc. Mà nhan sắc nào thì
chẳng tàn phai với thời gian?

Theo
Thể thao Văn hóa

windy
windy
Enthusiasm Member
Enthusiasm Member

Beauty Level
Gold $ x 19
Points : 3277805
Diamond x 18
Nữ Posts : 2310
Gold Apple x13
Gold Key : KEY 4
Location : HCM city
Join date : 11/11/2009
Reputation : 5
Model - 8

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết