Điển tích hay!
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Điển tích hay!
Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi
Gi ải nghĩa:
"Bạng là con trai, thuộc loài sò hến, nhưng lớn, thịt béo.
Duật là con cò, giống chim mỏ dài, cổ cao, lưng màu tro, lông trắng ở ngực và bụng, thường ở ngoài đồng, ăn các loài sò, hến, hay cá nhỏ. Tục truyền rằng, khi Trời sắp mưa con Duật kêu lên, nên sách Thuyết văn gọi con chim Duật là : Tri Thiên tương vũ điểu (con chim biết Trời sắp mưa). Thời Xuân Thu, người ta dùng lông chim Duật để làm mũ cho các quan coi Thiên văn, nên sách Lễ Ký có câu : Tri Thiên văn giả quan Duật (Người biết Thiên văn là quan đội mão bằng lông chim Duật).
Tương trì là kéo níu lẫn nhau. Ngư ông là ông làm nghề chài lưới. Đắc lợi là được lợi.
Bạng Duật tương trì, ngư ông đắc lợi là con trai và con cò kéo níu nhau làm ông chài được lợi, vì ông chài túm bắt cả 2 con đem về làm thịt, nấu chung một nồi."
Trong Chiến quốc sách có viết một đoạn nói về “Bạng Duật tương trì, ngư ông đắc lợi” như sau :
Vào Thời Chiến Quốc bên Tàu, 2 nước Yên và Triệu thường đánh nhau. Chiến tranh giữa 2 nước kéo dài từ năm nầy sang năm khác, khiến nhơn lực và tài nguyên của 2 nước bị suy kiệt dần.
Một người nước Yên tên là Tô Đại (anh của Tô Tần) tới yết kiến vua nước Yên là Huệ Vương, tâu rằng :
- Trên đường đi tới đây, tôi đi ngang qua bờ sông Dịch Thủy, thấy một con trai đang há miệng phơi nắng. Lúc đó một con cò đáp xuống, thấy thịt trai có vẻ ngon, thò mỏ mổ vào thịt trai, con trai lập tức khép chặt miệng lại, kẹp cứng mỏ cò. Hai con trì níu nhau một hồi lâu.
Con cò bảo :
- Hôm nay mầy không há miệng ra, ngày mai mầy không há miệng ra, mầy sẽ chết đói.
Con trai đáp :
- Hôm nay mầy không rút được mỏ ra, ngày mai mầy cũng không rút được mỏ ra, mầy cũng sẽ chết đói.
Hai con tiếp tục trì kéo nhau, không con nào chịu buông tha con nào.
Một ông chài đi ngang trông thấy, mỉm cười thích chí, thò tay túm bắt cả 2 con : trai và cò, đem về nhà làm thịt, nấu chung một nồi, gia đình ông chài được một bữa ăn ngon lành.
Hiện nay, nước Triệu đang muốn đánh và thôn tính nước Yên; nước Yên cũng đang chuẩn bị đánh lại. Hai nước cứ tiếp tục đánh nhau, khiến dân chúng 2 nước điêu linh khổ sở, người và tài nguyên thiệt hại, chẳng khác chi hai con trai và cò trì kéo lẫn nhau.
Tôi e rằng nước Tần hùng mạnh kia sẽ đóng vai ngư ông, chờ 2 nước Yên và Triệu không còn đủ sức tự vệ nữa thì đem quân thôn tính của 2 nước. Vua Yên Huệ Vương cho là lời nói của Tô Đại rất xác đáng, giựt mình tỉnh ngộ, khen thưởng Tô Đại là người thấy xa biết rộng, rồi cử Tô Đại làm sứ giả, đi qua nước Triệu giảng hòa, bãi việc chiến tranh.
________________________________________________________
Thần đồng vấn Khổng Tử
Thần đồng vấn Khổng Tử là câu chuyện Thần đồng Hạng Thác hỏi Đức Khổng Tử nhiều điều mà Ngài không trả lời được, nên chịu phục Hạng Thác làm thầy.
Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường đi qua nước Trần, gặp một đám trẻ nhỏ chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, thấy có một cậu bé cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ mà không đùa nghịch. Đức Khổng Tử dừng lại hỏi cậu bé :
- Sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia ?
Cậu bé đáp :
- Đùa giỡn thì vô ích. Sự đùa giỡn có thể làm rách quần áo, nhọc công mẹ vá khâu và làm buồn lòng đến cha, nên tôi không đùa nghịch.
Nói xong, cậu tiếp tục đắp thành. Đ. Khổng Tử lại hỏi :
- Cậu không tránh cho xe của tôi đi sao ?
Cậu bé thản nhiên đáp :
- Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chớ có bao giờ thành tránh xe.
Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời hay quá, thấy cậu bé nầy có vẻ khác lạ, liền xuống xe đến gần cậu bé bàn luận nhiều việc xa xôi. Cậu bé đều trả lời xuôi rót, nhưng có tánh cách biến trá. Đức Khổng Tử trách rằng :
- Cậu hãy còn bé mà sao đã biến trá lắm vậy ?
- Người ta sanh ra 3 ngày đã biết tìm vú mẹ, con thỏ sanh ra 3 ngày đã chạy tung tăng trên đồng nội, con cá sanh ra 3 ngày thì biết xuôi ngược khắp sông hồ. Đó là tánh tự nhiên, sao gọi là biến trá ?
- Cậu ở xóm nào, làng nào, cha mẹ ở đâu ?
- Tôi sanh tại đây, họ Hạng tên Thác, chưa có tên tự.
- Ta muốn cậu cùng đi chơi với ta, ý cậu thế nào ?
- Trong nhà tôi còn có cha, cần phải phụng, còn có mẹ cần phải dưỡng, có anh để phụ tùng, có em phải dạy dỗ, còn có thầy để học hỏi, đâu có rảnh để đi chơi với ông.
- Trong xe ta có sẵn 32 con cờ, ta muốn cùng cậu đánh cờ, cậu có bằng lòng không ?
- Thiên tử mê cờ thì bốn biển không người gìn giữ, chư Hầu mê cờ thì chính sự không an, nho sĩ mê cờ thì việc học đình trệ, nông phu mê cờ thì quên việc cày cấy, vì thế tôi không đánh cờ.
- Ta muốn cùng cậu đàm luận việc bình trị thiên hạ, cậu có bằng lòng không ?
- Chuyện thiên hạ khỏi phải bình, vì hoặc như núi cao, hoặc như sông hồ, hoặc như vương hầu, hoặc như nô tỳ. Nếu san bằng núi thì chim chóc không nơi trú ngụ, lấp bằng sông hồ thì cá nhờ đâu bơi lội, bỏ chức vương hầu thì dân không người trị, bỏ nô tỳ thì chủ nhân không có người để sai khiến, thế nên tôi không bình luận việc thiên hạ.
Đức Khổng Tử lại hỏi :
- Lửa nào không khói ? Nước nào không cá ?
Núi nào không đá ? Cây gì không cành ?
Người nào không vợ ? Ai kẻ không chồng ?
Trâu nào không nghé ? Ngựa nào không con ?
Trống nào không mái ? Mái nào không trống ?
Ai là quân tử ? Ai kẻ tiểu nhân ?
Vật gì không đủ ? Vật gì có thừa ?
Thành nào không chợ ? Người nào không con ?
Cậu bé Hạng Thác liền đáp :
- Lửa đôm đốm không khói. Nước giếng không cá.
Núi đất không đá. Cây khô không cành.
Tiên Ông không vợ. Ngọc Nữ không chồng.
Trâu đất không nghé. Ngựa gỗ không con.
Trống độc không mái. Mái độc không trống.
Hiền là quân tử. Kẻ dại tiểu nhân.
Ngày Đông không đủ. Ngày Hạ có thừa.
Hoàng thành không chợ. Đứa trẻ không con.
Sau khi Hạng Thác trả lời xong, Đức Khổng Tử hỏi tiếp :
- Cậu có biết gì về lẽ Đạo hằng của Trời Đất ?
Sự cuối cùng của Âm Dương ?
Đâu là phải ? Đâu là trái ?
Đâu là trong ? Đâu là ngoài ?
Ai là Cha ? Ai là Mẹ ?
Ai là chồng ? Ai là vợ ?
Gió từ đâu đến ? Mây từ đâu ra ?
Sương từ đâu có ? Trời Đất xa nhau mấy dặm ?
Cậu bé Hạng Thác liền trả lời :
- 9 lần 9 chu kỳ là 81. Ấy là đạo của Trời Đất.
8 lần 9 là 72. Ấy là Âm Dương cùng cuối.
Tây là phải. Đông là trái.
Trong là lý. Ngoài là biểu.
Trời là Cha. Đất là Mẹ.
Mặt Trời là chồng. Mặt Trăng là vợ.
Gió từ cây xao động. Mây trong núi bay ra.
Sương từ đất dậy. Trời Đất xa nhau ngàn ngàn
vạn vạn dặm.
Cậu bé Hạng Thác đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của Đức Khổng Tử. Bây giờ cậu bé xin thỉnh giáo Đức Khổng Tử đôi điều :
- Thưa Ngài, vịt ngỗng sao nổi trên mặt nước ?
Chim hồng chim nhạn sao lại kêu to ?
Tùng bách sao ngày Đông vẫn xanh lá ?
Đức Khổng Tử đáp rằng :
- Vịt ngỗng vì chân nó banh mà nổi bơi trên mặt nước.
Chim hồng chim nhạn kêu to là vì cổ nó dài.
Tùng bách ngày Đông xanh lá là vì ruột nó đặc.
Cậu bé Hạng Thác cười nói rằng :
- Chắc không hẳn như vậy đâu.
Tôm cá vẫn nổi trên mặt nước mà chân nó có banh đâu.
Ễnh ương, ếch nhái kêu to mà cổ của nó có dài đâu.
Cây trúc rổng ruột mà ngày Đông vẫn xanh lá.
Sau khi bắt bẻ các câu trả lời của Đức Khổng Tử, Thần đồng Hạng Thác hỏi tiếp :
- Trên bầu Trời có sao lấp lánh, vậy thưa Ngài có tất cả bao nhiêu vì sao ?
- Chuyện dưới đất không thiếu gì sao lại hỏi chuyện trên Trời.
- Vậy dưới đất nhà cửa san sát có bao nhiêu ngôi nhà ?
Đức Khổng Tử lại nói rằng :
- Ta nên nói ngay chuyện trước mắt có phải là thực tế hơn không, cần gì nói chuyện Trời Đất.
- Vậy thưa Ngài nếu bàn chuyện trước mắt thì Ngài cho biết lông mày có bao nhiêu sợi ?
Đức Khổng Tử không trả lời, chỉ biết cười mà thôi.
Ngài quay lại nói cùng các học trò rằng : “ Hậu sanh khả úy.” (kẻ sanh sau đáng sợ thật). Đó là kẻ rất khó tìm thấy trong thiên hạ. Nói xong Ngài trở lên xe đi thẳng.
Sưu Tầm
Gi ải nghĩa:
"Bạng là con trai, thuộc loài sò hến, nhưng lớn, thịt béo.
Duật là con cò, giống chim mỏ dài, cổ cao, lưng màu tro, lông trắng ở ngực và bụng, thường ở ngoài đồng, ăn các loài sò, hến, hay cá nhỏ. Tục truyền rằng, khi Trời sắp mưa con Duật kêu lên, nên sách Thuyết văn gọi con chim Duật là : Tri Thiên tương vũ điểu (con chim biết Trời sắp mưa). Thời Xuân Thu, người ta dùng lông chim Duật để làm mũ cho các quan coi Thiên văn, nên sách Lễ Ký có câu : Tri Thiên văn giả quan Duật (Người biết Thiên văn là quan đội mão bằng lông chim Duật).
Tương trì là kéo níu lẫn nhau. Ngư ông là ông làm nghề chài lưới. Đắc lợi là được lợi.
Bạng Duật tương trì, ngư ông đắc lợi là con trai và con cò kéo níu nhau làm ông chài được lợi, vì ông chài túm bắt cả 2 con đem về làm thịt, nấu chung một nồi."
Trong Chiến quốc sách có viết một đoạn nói về “Bạng Duật tương trì, ngư ông đắc lợi” như sau :
Vào Thời Chiến Quốc bên Tàu, 2 nước Yên và Triệu thường đánh nhau. Chiến tranh giữa 2 nước kéo dài từ năm nầy sang năm khác, khiến nhơn lực và tài nguyên của 2 nước bị suy kiệt dần.
Một người nước Yên tên là Tô Đại (anh của Tô Tần) tới yết kiến vua nước Yên là Huệ Vương, tâu rằng :
- Trên đường đi tới đây, tôi đi ngang qua bờ sông Dịch Thủy, thấy một con trai đang há miệng phơi nắng. Lúc đó một con cò đáp xuống, thấy thịt trai có vẻ ngon, thò mỏ mổ vào thịt trai, con trai lập tức khép chặt miệng lại, kẹp cứng mỏ cò. Hai con trì níu nhau một hồi lâu.
Con cò bảo :
- Hôm nay mầy không há miệng ra, ngày mai mầy không há miệng ra, mầy sẽ chết đói.
Con trai đáp :
- Hôm nay mầy không rút được mỏ ra, ngày mai mầy cũng không rút được mỏ ra, mầy cũng sẽ chết đói.
Hai con tiếp tục trì kéo nhau, không con nào chịu buông tha con nào.
Một ông chài đi ngang trông thấy, mỉm cười thích chí, thò tay túm bắt cả 2 con : trai và cò, đem về nhà làm thịt, nấu chung một nồi, gia đình ông chài được một bữa ăn ngon lành.
Hiện nay, nước Triệu đang muốn đánh và thôn tính nước Yên; nước Yên cũng đang chuẩn bị đánh lại. Hai nước cứ tiếp tục đánh nhau, khiến dân chúng 2 nước điêu linh khổ sở, người và tài nguyên thiệt hại, chẳng khác chi hai con trai và cò trì kéo lẫn nhau.
Tôi e rằng nước Tần hùng mạnh kia sẽ đóng vai ngư ông, chờ 2 nước Yên và Triệu không còn đủ sức tự vệ nữa thì đem quân thôn tính của 2 nước. Vua Yên Huệ Vương cho là lời nói của Tô Đại rất xác đáng, giựt mình tỉnh ngộ, khen thưởng Tô Đại là người thấy xa biết rộng, rồi cử Tô Đại làm sứ giả, đi qua nước Triệu giảng hòa, bãi việc chiến tranh.
________________________________________________________
Thần đồng vấn Khổng Tử
Thần đồng vấn Khổng Tử là câu chuyện Thần đồng Hạng Thác hỏi Đức Khổng Tử nhiều điều mà Ngài không trả lời được, nên chịu phục Hạng Thác làm thầy.
Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường đi qua nước Trần, gặp một đám trẻ nhỏ chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, thấy có một cậu bé cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ mà không đùa nghịch. Đức Khổng Tử dừng lại hỏi cậu bé :
- Sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia ?
Cậu bé đáp :
- Đùa giỡn thì vô ích. Sự đùa giỡn có thể làm rách quần áo, nhọc công mẹ vá khâu và làm buồn lòng đến cha, nên tôi không đùa nghịch.
Nói xong, cậu tiếp tục đắp thành. Đ. Khổng Tử lại hỏi :
- Cậu không tránh cho xe của tôi đi sao ?
Cậu bé thản nhiên đáp :
- Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chớ có bao giờ thành tránh xe.
Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời hay quá, thấy cậu bé nầy có vẻ khác lạ, liền xuống xe đến gần cậu bé bàn luận nhiều việc xa xôi. Cậu bé đều trả lời xuôi rót, nhưng có tánh cách biến trá. Đức Khổng Tử trách rằng :
- Cậu hãy còn bé mà sao đã biến trá lắm vậy ?
- Người ta sanh ra 3 ngày đã biết tìm vú mẹ, con thỏ sanh ra 3 ngày đã chạy tung tăng trên đồng nội, con cá sanh ra 3 ngày thì biết xuôi ngược khắp sông hồ. Đó là tánh tự nhiên, sao gọi là biến trá ?
- Cậu ở xóm nào, làng nào, cha mẹ ở đâu ?
- Tôi sanh tại đây, họ Hạng tên Thác, chưa có tên tự.
- Ta muốn cậu cùng đi chơi với ta, ý cậu thế nào ?
- Trong nhà tôi còn có cha, cần phải phụng, còn có mẹ cần phải dưỡng, có anh để phụ tùng, có em phải dạy dỗ, còn có thầy để học hỏi, đâu có rảnh để đi chơi với ông.
- Trong xe ta có sẵn 32 con cờ, ta muốn cùng cậu đánh cờ, cậu có bằng lòng không ?
- Thiên tử mê cờ thì bốn biển không người gìn giữ, chư Hầu mê cờ thì chính sự không an, nho sĩ mê cờ thì việc học đình trệ, nông phu mê cờ thì quên việc cày cấy, vì thế tôi không đánh cờ.
- Ta muốn cùng cậu đàm luận việc bình trị thiên hạ, cậu có bằng lòng không ?
- Chuyện thiên hạ khỏi phải bình, vì hoặc như núi cao, hoặc như sông hồ, hoặc như vương hầu, hoặc như nô tỳ. Nếu san bằng núi thì chim chóc không nơi trú ngụ, lấp bằng sông hồ thì cá nhờ đâu bơi lội, bỏ chức vương hầu thì dân không người trị, bỏ nô tỳ thì chủ nhân không có người để sai khiến, thế nên tôi không bình luận việc thiên hạ.
Đức Khổng Tử lại hỏi :
- Lửa nào không khói ? Nước nào không cá ?
Núi nào không đá ? Cây gì không cành ?
Người nào không vợ ? Ai kẻ không chồng ?
Trâu nào không nghé ? Ngựa nào không con ?
Trống nào không mái ? Mái nào không trống ?
Ai là quân tử ? Ai kẻ tiểu nhân ?
Vật gì không đủ ? Vật gì có thừa ?
Thành nào không chợ ? Người nào không con ?
Cậu bé Hạng Thác liền đáp :
- Lửa đôm đốm không khói. Nước giếng không cá.
Núi đất không đá. Cây khô không cành.
Tiên Ông không vợ. Ngọc Nữ không chồng.
Trâu đất không nghé. Ngựa gỗ không con.
Trống độc không mái. Mái độc không trống.
Hiền là quân tử. Kẻ dại tiểu nhân.
Ngày Đông không đủ. Ngày Hạ có thừa.
Hoàng thành không chợ. Đứa trẻ không con.
Sau khi Hạng Thác trả lời xong, Đức Khổng Tử hỏi tiếp :
- Cậu có biết gì về lẽ Đạo hằng của Trời Đất ?
Sự cuối cùng của Âm Dương ?
Đâu là phải ? Đâu là trái ?
Đâu là trong ? Đâu là ngoài ?
Ai là Cha ? Ai là Mẹ ?
Ai là chồng ? Ai là vợ ?
Gió từ đâu đến ? Mây từ đâu ra ?
Sương từ đâu có ? Trời Đất xa nhau mấy dặm ?
Cậu bé Hạng Thác liền trả lời :
- 9 lần 9 chu kỳ là 81. Ấy là đạo của Trời Đất.
8 lần 9 là 72. Ấy là Âm Dương cùng cuối.
Tây là phải. Đông là trái.
Trong là lý. Ngoài là biểu.
Trời là Cha. Đất là Mẹ.
Mặt Trời là chồng. Mặt Trăng là vợ.
Gió từ cây xao động. Mây trong núi bay ra.
Sương từ đất dậy. Trời Đất xa nhau ngàn ngàn
vạn vạn dặm.
Cậu bé Hạng Thác đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của Đức Khổng Tử. Bây giờ cậu bé xin thỉnh giáo Đức Khổng Tử đôi điều :
- Thưa Ngài, vịt ngỗng sao nổi trên mặt nước ?
Chim hồng chim nhạn sao lại kêu to ?
Tùng bách sao ngày Đông vẫn xanh lá ?
Đức Khổng Tử đáp rằng :
- Vịt ngỗng vì chân nó banh mà nổi bơi trên mặt nước.
Chim hồng chim nhạn kêu to là vì cổ nó dài.
Tùng bách ngày Đông xanh lá là vì ruột nó đặc.
Cậu bé Hạng Thác cười nói rằng :
- Chắc không hẳn như vậy đâu.
Tôm cá vẫn nổi trên mặt nước mà chân nó có banh đâu.
Ễnh ương, ếch nhái kêu to mà cổ của nó có dài đâu.
Cây trúc rổng ruột mà ngày Đông vẫn xanh lá.
Sau khi bắt bẻ các câu trả lời của Đức Khổng Tử, Thần đồng Hạng Thác hỏi tiếp :
- Trên bầu Trời có sao lấp lánh, vậy thưa Ngài có tất cả bao nhiêu vì sao ?
- Chuyện dưới đất không thiếu gì sao lại hỏi chuyện trên Trời.
- Vậy dưới đất nhà cửa san sát có bao nhiêu ngôi nhà ?
Đức Khổng Tử lại nói rằng :
- Ta nên nói ngay chuyện trước mắt có phải là thực tế hơn không, cần gì nói chuyện Trời Đất.
- Vậy thưa Ngài nếu bàn chuyện trước mắt thì Ngài cho biết lông mày có bao nhiêu sợi ?
Đức Khổng Tử không trả lời, chỉ biết cười mà thôi.
Ngài quay lại nói cùng các học trò rằng : “ Hậu sanh khả úy.” (kẻ sanh sau đáng sợ thật). Đó là kẻ rất khó tìm thấy trong thiên hạ. Nói xong Ngài trở lên xe đi thẳng.
Sưu Tầm
Heracold- WINNER - Miss VNB
-
Points : 11040403
Posts : 2537
Gold Key :
Location : SÀI GÒN
Join date : 26/08/2010
Reputation : 7
Re: Điển tích hay!
đọc quài mà chưa có hết
ladychanh- RUNNER UP - Miss VNB
-
Points : 21707520
Posts : 2697
Birthday : 12/02/2000
Join date : 06/12/2011
Reputation : 3
Similar topics
» HH Thụy Điển 'kể xấu' Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu TG
» HH THỤY ĐIỂN "KỂ XẤU" CHỦ TỊCH TỔ CHỨC HOA HẬU THẾ GIỚI
» Chia tay người tình điển trai, Hoàng My trở nên 'điên loạn'
» Sự tích Hoa dâm bụt
» Trà My Next Top trở lại sau nửa năm mất tích
» HH THỤY ĐIỂN "KỂ XẤU" CHỦ TỊCH TỔ CHỨC HOA HẬU THẾ GIỚI
» Chia tay người tình điển trai, Hoàng My trở nên 'điên loạn'
» Sự tích Hoa dâm bụt
» Trà My Next Top trở lại sau nửa năm mất tích
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun Jan 15, 2023 11:55 am by Sammul Doan
» 2022 | MU | Nigeria | Montana Felix
Thu Jan 05, 2023 1:11 pm by Sammul Doan
» 2022 | MISTER INTERNATIONAL | MANUEL FRANCO
Sun Oct 30, 2022 10:05 pm by Sammul Doan
» 2023 | MW | England | Jessica Ashley Gagen
Sun Oct 30, 2022 10:01 pm by Sammul Doan
» 2022 | MANHUNT INTERNATIONAL | LOCHIE CAREY
Sat Oct 01, 2022 8:00 pm by Sammul Doan
» 2022 | MU | Italy | Virginia Stablum
Mon Sep 19, 2022 1:30 pm by Sammul Doan
» 2022 | MU | Spain | Alicia Faubel
Sun Sep 11, 2022 11:01 am by Sammul Doan
» 2022 | MU | Australia | Monique Riley
Sat Sep 10, 2022 12:55 pm by Sammul Doan