Bánh mì Việt đã ‘nuốt gọn’ các thành phố của Mỹ như thế nào?
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bánh mì Việt đã ‘nuốt gọn’ các thành phố của Mỹ như thế nào?
Trên tờ Charleston City Paper của Charleston – thành phố lớn thứ hai của bang Nam Carolina, Mỹ, tác giả Robert Moss đã bày tỏ ấn tượng của mình trước sự tràn ngập với tốc độ chóng mặt của bánh mì Việt Nam trên thị trường ẩm thực nơi đây.
Dưới đây là trích dịch bài viết:
Đối với tôi, vào mùa hè này, món bánh mì của Việt Nam thực sự đã trở thành một hiện tượng ở Charleston. Nếu như chỉ hai năm trước đây, bạn không thể tìm thấy một chiếc bánh mì nào trong thành phố thì bây giờ chúng đang xuất hiện ở khắp mọi nơi – từ khu chợ của những người nông dân ở quảng trường Marion cho đến cửa sổ của một chiếc xe tải bán thực phẩm lưu động, hay trên bảng thực đơn tại các cửa hàng bán bánh sandwich ở trung tâm thành phố.
Bánh mì là một món ăn đường phố rất sáng tạo của người Việt Nam. Về cơ bản đó là một chiếc bánh dài làm bằng bột mỳ, bên trong nhồi các loại thịt khác nhau như thịt lợn, thịt gà, pa tê gan, xúc xích… cùng nhiều loại rau sống, củ cải, cà rốt, dưa chuột… và các loại gia vị khác nhau. Món ăn này là một sự pha trộn hài hòa của nhiều hương vị hấp dẫn.
Về nguồn gốc, bánh mì là một sản phẩm của sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Món ăn này bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam. Ban đầu, nó là một loại bánh sandwich kiểu Pháp với thành phần chính gồm bơ, thịt, pa tê và một số thành phần khác. Lúc đó, nó là một món ăn chỉ dành cho những người giàu có.
Dần dần, các đầu bếp Việt Nam sử dụng thêm các nguyên liệu địa phương và bình dân hóa món ăn này. Trong vài thập kỷ, bánh mì đã trở thành một món ăn đường phố phố biến. Ngày nay, tại Việt Nam, bánh mì cũng quen thuộc như hot dog (bánh mì kẹp xíc xích) ở Mỹ vậy.
Cũng như một số món ăn có nguồn gốc nước ngoài khác như pizza của Italya và tacos của Mexico, bánh mì được đưa vào nước Mỹ qua cộng đồng người nhập cư. Lúc đầu, chúng chỉ được biết đến trong cộng đồng người Việt, sau đó những người đến từ bên ngoài mới tiếp cận chúng. Khi cảm thấy đây là một món ăn phù hợp,bánh mì dần dần mở rộng ảnh hưởng và trở thành một phần của thói quen ẩm thực Mỹ. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm.
Bánh mì lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của người Mỹ vào cuối những năm 1980 tại khu Little Saigon của người Việt ở thành phố Los Angeles. Khi đó, nhiều người đã truyền tai nhau về một món ăn giống sandwich rất ngon với giá chỉ 2 USD hoặc rẻ hơn. Từ đó, bánh mì nhanh chóng xuất hiện ở những thành phố tập trung nhiều người Việt như New York, Houston, Atlanta, New Orleans, khu vực duyên hải Tây Bắc….
Thành phố Charleston không có nhiều người nhập cư Việt Nam, do đó bánh mì có mặt muộn hơn nhiều. Chúng được đưa đến không phải nhờ người Việt mà nhờ những người Mỹ ưa thích món ăn này.
Những người đầu tiên bán bánh mì Việt ở Charleston là Jason Sakran và Jeremy Spencer, đến từ Washington DC. Họ đã mở gian hàng có tên Anh hùng đường phố tại khu chợ nông sản ở trung tâm thành phố vào mùa xuân năm 2011. Và họ đã kinh ngạc khi nhận được những đơn đặt hàng dồn dập và thường bán hết veo sốbánh mì một cách nhanh chóng vào mỗi buổi sớm trong 3 tháng đầu tiên. Khi số nguyên liệu được vận chuyển đến nhiều hơn thì họ đã có thể bán cả ngày.
Năm nay, họ đã thực hiện một bước nhảy vọt khi xây hẳn một cửa hàng có tên làBon Banh Mi, mở cửa chỉ vài tuần trước đây trên phố Spring.
Nếu như quầy hàng Anh hùng đường phố chỉ cung cấp các loại bánh mì quen thuộc với nguyên liệu gồm thịt lợn, pa tê, chả lụa và các thành phần khác thì Bon Banh Miphục vụ thêm các “biến thể” mới, ví dụ như bánh mì cà ri bò. Bon Banh Mi đã nhanh chóng được công nhận là địa chỉ đỏ cho những người thích bánh mì ở địa phương.
Một địa chỉ khác phục vụ bánh mì khá ngon là cửa hàng Butcher & Bee. Tuy vậy, nơi đây chỉ phục vụ bánh mì vào ngày thứ Tư hàng tuần. Nguyên liệu sử dụng tại đây thay đối theo thời gian, mà gần đây là thịt bò, gà rán, cà tím và đậu.
Nếu muốn thưởng thức bánh mì theo phong cách cao cấp, bạn có thể đến với CO, nhà hàng nằm trên phố King mới mở mùa xuân vừa rồi. Nơi đây cung cấp 7 loạibánh mì khác nhau, bao gồm caramel thịt lợn, cá kiếm katsu, tôm sốt rượu… Đặc biệt nhất là món bánh mì với các nguyên liệu kiểu Hàn Quốc, gồm sườn, thịt bò, kim chi, ớt đỏ Hàn Quốc.
Ngoài các cửa hàng cố định, bánh mì xuất hiện phổ biến trên những chiếc xe phục vụ đồ ăn trên đường phố. Tôi đã bắt gặp một chiếc xe tải bán bánh màu tím đỗ tại căn cứ hải quân cũ ở Bắc Charleston, nơi một đám đông gồm người lao động từ các doanh nghiệp gần đó xếp hàng dài chờ mua những chiếc bánh mì bọc trong giấy bạc. Chiếc xe này phục vụ bánh mì với gà nướng sả, thịt lợn xào tỏi, cà ri đậu hũ chiên, đi kèm là rau, nước sốt cay và một ít cải bắp.
Cũng như nhiều món ăn ngoại lai khác, khi xuất hiện ở Mĩ, bánh mì có rất nhiều biến thể khác nhau, tùy thuộc địa phương cũng như tay nghề của từng đầu bếp. Khi đó, món ăn sẽ không tránh khỏi việc có nhiều khác biệt so với nguyên bản. Nhưng chính tính chất “địa phương hóa” này tạo nên một sự đa dạng mang đậm bản sắc Mĩ, và thực khách có thể tham khảo nhiều địa điểm khác nhau để tìm cho mình một nơi cung cấp loại bánh mì phù hợp với khẩu vị nhất.
Theo Báo Đất Việt
Dưới đây là trích dịch bài viết:
Đối với tôi, vào mùa hè này, món bánh mì của Việt Nam thực sự đã trở thành một hiện tượng ở Charleston. Nếu như chỉ hai năm trước đây, bạn không thể tìm thấy một chiếc bánh mì nào trong thành phố thì bây giờ chúng đang xuất hiện ở khắp mọi nơi – từ khu chợ của những người nông dân ở quảng trường Marion cho đến cửa sổ của một chiếc xe tải bán thực phẩm lưu động, hay trên bảng thực đơn tại các cửa hàng bán bánh sandwich ở trung tâm thành phố.
Bánh mì là một món ăn đường phố rất sáng tạo của người Việt Nam. Về cơ bản đó là một chiếc bánh dài làm bằng bột mỳ, bên trong nhồi các loại thịt khác nhau như thịt lợn, thịt gà, pa tê gan, xúc xích… cùng nhiều loại rau sống, củ cải, cà rốt, dưa chuột… và các loại gia vị khác nhau. Món ăn này là một sự pha trộn hài hòa của nhiều hương vị hấp dẫn.
Về nguồn gốc, bánh mì là một sản phẩm của sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Món ăn này bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam. Ban đầu, nó là một loại bánh sandwich kiểu Pháp với thành phần chính gồm bơ, thịt, pa tê và một số thành phần khác. Lúc đó, nó là một món ăn chỉ dành cho những người giàu có.
Dần dần, các đầu bếp Việt Nam sử dụng thêm các nguyên liệu địa phương và bình dân hóa món ăn này. Trong vài thập kỷ, bánh mì đã trở thành một món ăn đường phố phố biến. Ngày nay, tại Việt Nam, bánh mì cũng quen thuộc như hot dog (bánh mì kẹp xíc xích) ở Mỹ vậy.
Cũng như một số món ăn có nguồn gốc nước ngoài khác như pizza của Italya và tacos của Mexico, bánh mì được đưa vào nước Mỹ qua cộng đồng người nhập cư. Lúc đầu, chúng chỉ được biết đến trong cộng đồng người Việt, sau đó những người đến từ bên ngoài mới tiếp cận chúng. Khi cảm thấy đây là một món ăn phù hợp,bánh mì dần dần mở rộng ảnh hưởng và trở thành một phần của thói quen ẩm thực Mỹ. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm.
Bánh mì lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của người Mỹ vào cuối những năm 1980 tại khu Little Saigon của người Việt ở thành phố Los Angeles. Khi đó, nhiều người đã truyền tai nhau về một món ăn giống sandwich rất ngon với giá chỉ 2 USD hoặc rẻ hơn. Từ đó, bánh mì nhanh chóng xuất hiện ở những thành phố tập trung nhiều người Việt như New York, Houston, Atlanta, New Orleans, khu vực duyên hải Tây Bắc….
Thành phố Charleston không có nhiều người nhập cư Việt Nam, do đó bánh mì có mặt muộn hơn nhiều. Chúng được đưa đến không phải nhờ người Việt mà nhờ những người Mỹ ưa thích món ăn này.
Những người đầu tiên bán bánh mì Việt ở Charleston là Jason Sakran và Jeremy Spencer, đến từ Washington DC. Họ đã mở gian hàng có tên Anh hùng đường phố tại khu chợ nông sản ở trung tâm thành phố vào mùa xuân năm 2011. Và họ đã kinh ngạc khi nhận được những đơn đặt hàng dồn dập và thường bán hết veo sốbánh mì một cách nhanh chóng vào mỗi buổi sớm trong 3 tháng đầu tiên. Khi số nguyên liệu được vận chuyển đến nhiều hơn thì họ đã có thể bán cả ngày.
Năm nay, họ đã thực hiện một bước nhảy vọt khi xây hẳn một cửa hàng có tên làBon Banh Mi, mở cửa chỉ vài tuần trước đây trên phố Spring.
Nếu như quầy hàng Anh hùng đường phố chỉ cung cấp các loại bánh mì quen thuộc với nguyên liệu gồm thịt lợn, pa tê, chả lụa và các thành phần khác thì Bon Banh Miphục vụ thêm các “biến thể” mới, ví dụ như bánh mì cà ri bò. Bon Banh Mi đã nhanh chóng được công nhận là địa chỉ đỏ cho những người thích bánh mì ở địa phương.
Một địa chỉ khác phục vụ bánh mì khá ngon là cửa hàng Butcher & Bee. Tuy vậy, nơi đây chỉ phục vụ bánh mì vào ngày thứ Tư hàng tuần. Nguyên liệu sử dụng tại đây thay đối theo thời gian, mà gần đây là thịt bò, gà rán, cà tím và đậu.
Nếu muốn thưởng thức bánh mì theo phong cách cao cấp, bạn có thể đến với CO, nhà hàng nằm trên phố King mới mở mùa xuân vừa rồi. Nơi đây cung cấp 7 loạibánh mì khác nhau, bao gồm caramel thịt lợn, cá kiếm katsu, tôm sốt rượu… Đặc biệt nhất là món bánh mì với các nguyên liệu kiểu Hàn Quốc, gồm sườn, thịt bò, kim chi, ớt đỏ Hàn Quốc.
Ngoài các cửa hàng cố định, bánh mì xuất hiện phổ biến trên những chiếc xe phục vụ đồ ăn trên đường phố. Tôi đã bắt gặp một chiếc xe tải bán bánh màu tím đỗ tại căn cứ hải quân cũ ở Bắc Charleston, nơi một đám đông gồm người lao động từ các doanh nghiệp gần đó xếp hàng dài chờ mua những chiếc bánh mì bọc trong giấy bạc. Chiếc xe này phục vụ bánh mì với gà nướng sả, thịt lợn xào tỏi, cà ri đậu hũ chiên, đi kèm là rau, nước sốt cay và một ít cải bắp.
Cũng như nhiều món ăn ngoại lai khác, khi xuất hiện ở Mĩ, bánh mì có rất nhiều biến thể khác nhau, tùy thuộc địa phương cũng như tay nghề của từng đầu bếp. Khi đó, món ăn sẽ không tránh khỏi việc có nhiều khác biệt so với nguyên bản. Nhưng chính tính chất “địa phương hóa” này tạo nên một sự đa dạng mang đậm bản sắc Mĩ, và thực khách có thể tham khảo nhiều địa điểm khác nhau để tìm cho mình một nơi cung cấp loại bánh mì phù hợp với khẩu vị nhất.
Theo Báo Đất Việt
GBMD- Top Poster
-
Points : 47881952
Posts : 52986
Birthday : 16/12/1995
Gold Key :
Location : Tanbinh Dist, Hochiminh city
Join date : 17/03/2010
Reputation : 73
Re: Bánh mì Việt đã ‘nuốt gọn’ các thành phố của Mỹ như thế nào?
bao giờ nhan sắc Việt Nam mới được người Mỹ chú ý cho lên làm Miss Universe như bánh mì đây???
Phúc Ngô- Typical Member
-
Points : 10956557
Posts : 5694
Birthday : 05/12/1993
Gold Key :
Location : HCMC
Join date : 30/11/2009
Reputation : 3
Re: Bánh mì Việt đã ‘nuốt gọn’ các thành phố của Mỹ như thế nào?
nh0x_shyn đã viết:bao giờ nhan sắc Việt Nam mới được người Mỹ chú ý cho lên làm Miss Universe như bánh mì đây???
Bài báo nói là 1980 bánh mỳ bắt đầu gây đc chú ý tại Mỹ và đến nay mới "nuốt trọn" đc các thành phố của Mỹ, hi vọng đại diện VN tại MU ko cần 1 thời gian lâu như thế :))
GBMD- Top Poster
-
Points : 47881952
Posts : 52986
Birthday : 16/12/1995
Gold Key :
Location : Tanbinh Dist, Hochiminh city
Join date : 17/03/2010
Reputation : 73
Similar topics
» Bánh mì Việt Nam trở thành món ăn đường phố ngon nhất thế giới
» Kim Minh, Thanh Hoài trổ tài làm bánh
» Thanh Hằng khoe da bánh mật sau khi làm 'kỹ nữ'
» 1.500 thanh niên xếp thành hình bản đồ Việt Nam
» Trang Trần, Thanh Hoài đi xe máy tặng bánh Trung thu
» Kim Minh, Thanh Hoài trổ tài làm bánh
» Thanh Hằng khoe da bánh mật sau khi làm 'kỹ nữ'
» 1.500 thanh niên xếp thành hình bản đồ Việt Nam
» Trang Trần, Thanh Hoài đi xe máy tặng bánh Trung thu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun Jan 15, 2023 11:55 am by Sammul Doan
» 2022 | MU | Nigeria | Montana Felix
Thu Jan 05, 2023 1:11 pm by Sammul Doan
» 2022 | MISTER INTERNATIONAL | MANUEL FRANCO
Sun Oct 30, 2022 10:05 pm by Sammul Doan
» 2023 | MW | England | Jessica Ashley Gagen
Sun Oct 30, 2022 10:01 pm by Sammul Doan
» 2022 | MANHUNT INTERNATIONAL | LOCHIE CAREY
Sat Oct 01, 2022 8:00 pm by Sammul Doan
» 2022 | MU | Italy | Virginia Stablum
Mon Sep 19, 2022 1:30 pm by Sammul Doan
» 2022 | MU | Spain | Alicia Faubel
Sun Sep 11, 2022 11:01 am by Sammul Doan
» 2022 | MU | Australia | Monique Riley
Sat Sep 10, 2022 12:55 pm by Sammul Doan