VNBEAUTIES.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

+2
LeMinh
quocanh1989
6 posters

Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by quocanh1989 Sat Nov 08, 2014 12:38 pm

(Nhansac.vn)- Mặc dù không được tính điểm thành tích trong các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, nhưng phần thi trang phục truyền thống luôn được khán giả mong chờ.




Philippines – Khi văn hóa bản địa và  Tây Ban Nha kết hợp

Là đất nước ở Đông Nam Á có sự "Tây hóa" mạnh mẽ từ tôn giáo, ngôn ngữ, kiến trúc… cho đến văn hóa trang phục. Bởi lịch sử Philippines từng là chịu sự thống trị của Tây Ban Nha, Anh, Mỹ.


Khi thực dân Tây Ban Nha đặt dấu chấm hết cho ách thống trị, người Philippines đã có sự cách tân mạnh mẽ bộ trang phục baro’t saya thời kỳ Tây Ban Nha thành những kiểu áo truyền thống với tên gọi: Maria Clara Gown, Terno và Traje De Mestiza.


Bên cạnh đó, với việc kết hợp chất liệu vải được dệt thủ công từ các loại vỏ cây (nổi tiếng hơn cả là vải pina trong suốt và bóng mịn được làm từ lá dứa) cùng kỹ thuật thêu tay truyền thống, trang phục dân độc của đất nước này vẫn giữ được nét truyền thống.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA2 “Hương vị Flamenco” qua trang phục Maria Clara gown của Philippines. Từ trái sang: Hoa hậu Philippines trong các kỳ Hoa hậu Hoàn vũ 2001 (giải nhì Trang phục truyền thống đẹp nhất), 2002 (cùng với chiếc khăn choàng Mantones de Manila) và 2005 (chiếc khăn choàng panuelo được may bằng loại vải pina nổi tiếng).

nhansac.vn-trangphucdantocDNA3 Các người đẹp Philippines trong trang phục Terno, từ trái qua: Miriam Quiambao (Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ 1999), Lara Quigaman (Hoa hậu Quốc tế 2005) và Dianne Necio (Top 15 Hoa hậu Quốc tế 2011)

Tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2014 được tổ chức ở Philippines, phần thi phụ “Người mặc trang phục truyền thống Terno Philippines đẹp nhất” lần đầu tiên được diễn ra, người đẹp Venezuela Minorca Mercado đã xuất sắc giành giải nhất.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA4 Hoa hậu Venezuela Minorca Mercado trong bộ trang phục Terno đã đạt giải thưởng “Best in Filipino Costume” tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1994 tổ chức tại Philippines.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA5 hậu Hoàn vũ 1994 tổ chức tại Philippines.

Trang phục truyền thống của Philippines còn được vinh danh ở các cuộc thi: Hoa hậu Hoàn vũ 1994, Hoa hậu Thế giới 1991  (Onelia Jose. cô cũng là Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới 1971)Hoa hậu Quốc tế các năm 1972 (Yolanda Dominguez, đồng thời là Á hậu 2 cuộc thi năm đó), 1976 (Maria Dolores Ascalon, Top 15 chung kết) và 1979 (Mimilanie Marquez, cũng chính là Hoa hậu Quốc tế 1979).


Indonesia – vẻ đẹp thanh lịch của Kebaya

Kebaya được xem là trang phục truyền thống của nữ giới Indonesia, nó xuất hiện ở Indonesia vào khoảng thế kỷ 15 – 16. Kebaya được lấy cảm hứng từ áo choàng ở khu vực Ả Rập, từ tiếng Ả Rập có nghĩa là quần áo Abaya.


Sang trọng và rất thanh lịch, Kebaya trở thành một trang phục bắt buộc tại cuộc thi sắc đẹp Puteri Indonesia (một trong cuộc thi sắc đẹp lớn nhất ở Indonesia, người chiến thắng sẽ đại diện cho đất nước tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ).


Kể từ năm 2004, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia đã mời các đương kim Hoa hậu Hoàn vũ đến để trao giải cho người chiến thắng trong đêm chung kết. Trong đêm này, cả đương kim Hoa hậu Hoàn vũ và các người đẹp Indonesia đều xuất hiện với bộ trang phục Kebaya, nhờ vậy mà Kebaya đã được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn – đây là một cơ hội để giới thiệu văn hóa truyền thống Indonesia ra toàn Thế giới.




Olivia Culpo Hoa hậu Hoàn vũ 2012 Olivia Culpo và Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2013 trong trang phục Kebaya trong đêm chung kết cuộc thi Puteri Indonesia 2013.

Ngoài việc xuất hiện trong đêm thi sắc đẹp quốc gia, Kebaya cũng được các người đẹp Indonesia lựa chọn để xuất hiện trong phần thi trang phục truyền thống tại các cuộc thi sắc đẹp Quốc tế và dành được những thành công nhất định.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA7 Từ trái sang: Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2005 Artika Sari Devi (Top 15 Hoa hậu Hoàn vũ 2005), Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2006 Nadine Chandrawinata(giải nhì trang phục dân tộc), Hoa hậu Quốc tế Indonesia 2011 Reisa Kartikasari.

Tuy nhiên không phải lúc nào các đại diện của Indonesia cũng lựa chọn Kebaya để trình diễn trong phần thi trang phục truyền thống. Thay vào đó, với sự đa dạng văn hóa của mình, các người đẹp Indonesia đã lựa chọn trang phục của các tộc người thiểu số để tránh gây cảm giác nhàm chán, đây cũng là một cơ hội quảng bá nét văn hóa đa dạng và phong phú của đất nước.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA8 Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2007 Agni Pratistha(bên trái) và nghệ thuật múa Tari Gong (vũ điệu chiến binh)(bên phải) của người Dayak huyền thoại ở miền Đông Kalimantan.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA9 Năm 2008 và 2010, đại diện của Indonesia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đã lựa chọn trang phục truyền thống mà mình mặc là bộ trang phục của người Papua – tộc người thiểu số sống ở tỉnh Tây Papua, Indonesia.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA10 Nadine Alexandra – Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2011 giới thiệu đến bạn bè Thế giới về nghệ thuật múa rối Wayang Golek của Indonesia.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA11 Trang phục truyền thống của Indonesia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 lấy cảm hứng từ biểu tượng chim thần Garuda của Indonesia, bộ trang phục lọt vào danh sách Top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi.

Malaysia – con đường đi tìm sự sáng tạo

So với các nước khác trong ku vực như Thái Lan, Việt nam, Indonesia, Philippines thì trang phục truyền thống của các đại diện Malaysia vẫn chưa thực sự ấn tượng và độc đáo. Kebaya cũng được mặc bởi người Malaysia, tuy nhiên kiểu dáng và chất liệu thì không đặc sắc bằng Indonesia.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA12 Các Hoa hậu Hoàn vũ Malaysia trong bộ trang phục Kebaya qua phần thi Trang phục truyền thống tại các kỳ Hoa hậu Hoàn vũ 2009 và 2012

nhansac.vn-trangphucdantocDNA13 Hoa hậu Hoàn vũ Malaysia 2011 – bộ trang phục truyền thống lấy cảm hứng từ cánh diều “Wau Bulan” - được trang web Global Beauties bình chọn là một trong ba trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011.

Đảo quốc Singapore – màu sắc văn hóa đa dân tộc

Singapore là một quốc gia có tuổi đời rất trẻ, vốn xưa kia là một làng chài của người Mã Lai. Là một đất nước đa sắc tộc với rất nhiều nền văn hóa hòa trộn với nhau như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Châu Âu...




nhansac.vn-trangphucdantocDNA14 Hoa hậu Hoàn vũ Singapore 2003 (trái) trong trang phục Nyonya Kebaya và Hoa hậu Hoàn vũ Singapore 2007 (phải) trong trang phục Baju Panjang trình diễn trang phục truyền thống, đây là trang phục của người Peranakan ở Singapore.

Trong những năm gần đây, để tránh sự nhàm chán về kiểu dáng, tổ chức cuộc thi Hoa hậu Singapore đã lựa chọn những bộ trang phục cách điệu được thiết kế từ những biểu tượng của quốc gia như biểu tượng Sư tưởng biển Merlion – nguồn gốc tên gọi của đất nước Singapore hay hoa Phong Lan Miss Joaquim – quốc hoa của Singapore...




nhansac.vn-trangphucdantocDNA15 Năm 2008, đại diện Singapore mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ bộ trang phục được thiết kế theo hình dáng bức tượng Merlion – một biểu tượng quốc gia của Singapore.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA16 Bộ trang phục của đại diện Singapore trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của hoa lan Miss Joaquim – loài hoa được chọn là quốc hoa của Singapore vào năm 1981.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA17 Một trong bộ trang phục truyền thống hiếm hoi của Singapore được đánh giá cao tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011.

Cũng như Malaysia các trang phục truyền thống của đại diện Singapore cũng chưa đủ sức gây ấn tượng, mặc dù trang phục truyền thống của nữ giới hai quốc gia này cũng rất đẹp và duyên dáng.


Thái Lan – Vương quốc của sự sáng tạo không ngừng


Trang phục truyền thống Thái Lan gọi là Phasin (một dạng váy ống), còn gọi là Pha Sarong. Phasin là trang phục truyền thống của hầu hết phụ nữ các dân tộc ở Thái Lan.
Trong lịch sử các cuộc thi sắc đẹp, bộ váy này đã giúp các Hoa hậu Thái Lan giành giải thưởng “Trang phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1969, 1988, 2005 và Hoa hậu Trái Đất năm 2007.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA18 Hoa hậu Hoàn vũ 1988 Pornthip Nakhirunkanok người Thái Lan(phải), cô còn đạt giải thưởng trang phục truyền thống đẹp nhất, Thái Lan còn đạt giải trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2005 bởi người đẹp chủ nhà Chananporn Rosjan (giữa). Bên cạnh đó Á hậu 1 Hoa hậu Quốc tế 2010 Piyaporn Deejing (phải) trong trang phục truyền thống cũng gây ấn tượng mạnh tại cuộc thi.[/caption]

Tuy nhiên người Thái không chỉ dừng ở những kiểu dáng truyền thống mà luôn luôn có sự sáng tạo. Điển hình là hàng năm Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan luôn tổ chức một cuộc thi thiết kế lựa chọn trang phục truyền thống cho đại diện Thái Lan tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.


Chính vì lẽ đó, với các bộ trang phục ấn tượng mà các người đẹp Thái trong những năm gần đây liên tiếp giành giải thưởng “Best National Costumes” tại các cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (2008, 2010), Hoa hậu Quốc tế (2011) và Hoa hậu Trái Đất (2012)




nhansac.vn-trangphucdantocDNA19 Chi tiết bản thiết kế bộ trang phục truyền thống Thái Lan mang tên “Siam Iyara” (tên một chú voi của Hoàng gia Thái Lan) tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2010 được lấy cảm hứng từ hình ảnh loài voi, đây là bộ trang phục giành giải thưởng trang phục dân tộc đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2010.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA20 Hay năm 2009, bộ trang phục truyền thống của Thái Lan cũng được sáng tạo từ phong tục đeo vòng cổ làm cổ dài của bộ tộc Padaung sinh sống ở vùng Tây Bắc.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA21 Nhìn bề ngoài hai bộ trang phục trên của sự khác biệt rõ rệt, nhưng lại đều lấy ý tưởng chung từ một câu chuyện truyền thuyết về công chúa Kinnari Manora (nàng tiên có đôi cánh chim), đều đặt biệt cả hai bộ trang phục đều giành giải “trang phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2011 và Hoa hậu Trái đất 2012.

Việt Nam – Truyền thống và đa dạng

Chiếc áo dài lần đầu tiên theo chân người đẹp Việt Nam bước ra đấu trường sắc đẹp Quốc tế tại cuộc thi hoa hậu Quốc tế 1995, tại đây người đẹp Việt Nam là Trương Quỳnh Mai đã lọt vào Top 15 người đẹp nhất. Kể từ những năm sau đó, tà áo dài dân tộc luôn là hành trang không thể thiếu của mỗi đại diện Việt Nam




nhansac.vn-trangphucdantocDNA22 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Thùy Lâm (Top 15 Hoa hậu Hoàn vũ 2008) và Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Diễm Hương trong những bộ áo dài của nhà thiết kế Thuận Việt (tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 chiếc áo dài của Thùy Lâm cũng đã lọt Top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất trong đêm trình diễn trang phục truyền thống. Chiếc áo dài của Diễm Hương cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đã được diễn đàn sắc đẹp uy tín Missosology lựa chọn là 1 trong 10 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012).

nhansac.vn-trangphucdantocDNA23 Tuy không lọt vào Top 10 trang phục truyền thống chính thức của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013, nhưng chiếc áo dài họa tiết sen cổ được nhà thiết kế Thuận Việt chuẩn bị rất tỉ mỉ cho Á hậu Trương Thị May đã được các trang web và diễn đàn sắc đẹp uy tín là Globalbeauties và Mossosology bình chọn là một trong 5 bộ quốc phục đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013.

nhansac.vn-trangphucdantocDNA24 Bộ áo dài của NTK Tuấn Hải được Cao Thùy Linh mang đến cuộc thi Miss Grand International 2014 đã xuất sắc đạt giải trang phục truyền thống đẹp nhất.

Những năm trở lại đây, Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn cho trang phục truyền thống của mình, các đại diện của Việt Nam đem đến cuộc thi không chỉ áo dài mà còn là trang phục truyền thống của các dân tộc anh khác  hay được lấy ý tưởng từ những câu chuyện truyền thuyết ở Việt Nam.




nhansac.vn-trangphucdantocDNA25 Trang phục truyền thống của các đại diện Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế (từ trái sang: người đẹp Chung Thục Quyên trong bộ trang phục tứ thân đã đạt giải “Trang Phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Siêu Quốc gia 2009, Á hậu Kiều Khanh trong bộ trang phục tứ thân tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010, Á hậu Trương Tri Trúc Diễm trong bộ trang phục dân tộc được sáng tạo từ trang phục của mẹ Âu Cơ, tại đây cô đã lọt Top 15 người đẹp nhất, và Á hậu Hoàng My với bộ trang phục dân tộc cách điệu thời kỳ văn hóa Âu Lạc).

Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những nét văn hóa đa dạng và độc đáo. Văn hóa Việt Nam phong phú nhưng rất đậm đà bản sắc dân tộc, đó cả là một kho tàng những giá trị văn hóa trải dài hàng ngàn năm lịch sử. Đã đến lúc các nhà thiết kế Việt phải suy nghĩ và khai thác sao cho nguồn tài nguyên ý tưởng về văn hóa các tộc người người Việt Nam không bị lãng phí. Đã đến lúc cho quốc tế thấy rằng Việt Nam không chỉ có áo dài mà Việt Nam, cũng như Indonesia không chỉ có kebaya, người Thái không chỉ có chiếc váy Phasin… hãy để bạn bè quốc tế thấy rằng Việt Nam còn có rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống và rất giàu bản sắc dân tộc.


Kazuo Jun

quocanh1989
quocanh1989
RUNNER UP - Mr VNB
RUNNER UP - Mr VNB

Beauty Level
Points : 2295702
Diamond x 9
Nam Posts : 867
Gold Apple x9
Birthday : 14/07/1989
Gold Key : Key 1
Location : HCMUSSH
Join date : 29/12/2009
Reputation : 11

Về Đầu Trang Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Re: Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by LeMinh Sat Nov 08, 2014 1:18 pm

Áo dài VN bình thường bày tại các cuộc trình diễn MOde rất đẹp nhưng thiết kế tham dự các cuộc thi lại không đẹp
avatar
LeMinh
Active Member
Active Member

Beauty Level
Points : 932024
Posts : 1447
Gold Key : Key 2
Join date : 04/10/2013
Reputation : -312

Về Đầu Trang Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Re: Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by Jinnie Sat Nov 08, 2014 1:19 pm

Bài viết đúng ý muốn nhiều người. NC của Thuận Việt đúng đẹp, thích cả bộ tứ thân cách điệu của Hoàng My ở MU2011 nữa.
Jinnie
Jinnie
Top Poster
Top Poster

Beauty Level
Gold $ x 21
Points : 3554525
Diamond x 1
Nam Posts : 9246
Gold Apple x26
Birthday : 18/11/1995
Gold Key : Key 5
Location : Vietnam
Join date : 06/04/2011
Reputation : 26
Model - 2

Về Đầu Trang Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Re: Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by Bum Bum Sat Nov 08, 2014 1:34 pm

cái kho NC của Thái xài mấy chục năm chưa hết

bài viết rất hay
Bum Bum
Bum Bum
Forum Moderator
Forum Moderator

Beauty Level
Gold $ x 32
Points : 26135701
Diamond x 36
Nam Posts : 74512
Gold Apple x41
Birthday : 23/11/1992
No Pouple
Gold Key : Key 3
Location : here
Join date : 05/11/2011
Reputation : 58
Model - 2

Về Đầu Trang Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Re: Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by Jun Sat Nov 08, 2014 1:38 pm

Version 4rum :)

(Nhansac.vn) Trong các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, phần thi trang phục truyền thống là một trong những phần thi được chờ đợi nhất. Tại đây, mỗi đại diện đến từ các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ mang đến cuộc thi những nét văn hóa truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa của tộc người, quốc gia của mình. Đa dạng, đặc sắc và độc đáo, qua trang phục truyền thống của các người đẹp ta có thể khám phá những giá trị văn hóa rất thú vị về lịch sử, phong tục tập quán, biểu tượng quốc gia… của các nền văn hóa khắp nơi trên thế giới.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA1-600x400

Các đại diện Đông Nam Á trong đêm trình diễn trang phục truyền thống tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 (các Hoa hậu quốc gia từ trái qua: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam)

Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vào thời kỳ đầu của lịch sử, trong lớp văn hóa bản địa thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nóng ẩm, nông nghiệp lúa nước, hình thức mặc chung của phụ nữ Đông Nam Á là bán khỏa thân chỉ mặt một chiếc xà rông quấn quanh thân dưới, để ngực trần và nam giới là cởi trần đóng khố. Điều này ta dễ dàng nhận thấy được qua văn hóa trang phục của các tộc người của Việt Nam, và mở rộng ra là các quốc gia Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei… dần dần qua quá trình tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa ngoại lai (Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Mỹ…) bằng con đường giao thương lẫn con đường chiến tranh (thời kỳ thuộc địa)… mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau lại có một hành trình khác nhau. Từ chiếc xà rông truyền thống mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đã có một sự biến đổi mạnh mẽ tạo nên kiểu dáng của các bộ trang phục truyền thống đa dạng, đa sắc màu của các quốc gia Đông Nam Á trong thời kỳ hiện nay.

Philippines 

Sự hòa trộn giữa văn hóa bản địa và văn hóa Tây Ban Nha qua trang phục Baro’t Saya

Là đất nước ở Đông Nam Á có sự phương Tây hóa mạnh mẽ nhất từ tôn giáo, ngôn ngữ, kiến trúc… cho đến văn hóa trang phục. Điều này cũng dễ hiểu, khi trong lịch sử Philippines đã từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn ba thế kỷ (1521-1946), là thuộc địa của Mỹ trong gần 50 và từng bị thực dân Anh chiếm đóng. Khi người Tây Ban Nha đặt ách thống trị lên Philippines từ thế kỷ 16, cùng với đó là chính sách đồng nhất văn hóa, thời kỳ này trang phục truyền thống Philippines đã có nhiều biến đổi lớn chịu ảnh hưởng rất lớn từ trang phục Tây Ban Nha, từ những bộ trang phục baro’t saya bản địa đã phát triển thành bộ trang phục với nhiều lớp xếp từ trong ra ngoài.

Khi thực dân Tây Ban Nha đặt dấu chấm hết cho ách thống trị, kế thừa những giá trị có sẵn, người Philippines đã có sự cách tân mạnh mẽ bộ trang phục baro’t saya thời kỳ Tây Ban Nha thành những biến thể mới theo sự sáng tạo của mình gồm có: Maria Clara, Terno (một phiên bản hiện đại của Maria Clara gown) và Traje De Mestiza. Bên cạnh đó, với truyền thống văn hóa bản địa của mình, người Philippines đã đưa vào bộ trang phục truyền thống của mình những yếu tố mà trang phục Tây Ban Nha không có: đó chính là chất liệu vải được dệt thủ công từ các loại vỏ cây (trong đó nổi tiếng hơn cả là loại vải pina trong suốt và bóng mịn được làm bằng lá dứa) và kỹ thuật thêu tay truyền thống của nữ giới Philippines.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA2

“Hương vị Flamenco” qua trang phục Maria Clara gown của Philippines (Dấu ấn của văn hóa Tây Ban Nha qua trang phục của người Philippines vẫn còn khá rõ nét: áo váy có nhiều lớp có thắt eo, chiếc khăn choàng panuelo và chiếc khăn choàng Mantones de Manila, váy dạng hình chuông…). Từ trái sang: Các đại diện Philippines trong phần thi trang phục truyền thống tại các kỳ Hoa hậu Hoàn vũ 2001 (đạt giải nhì hạng mục Trang phục truyền thống đẹp nhất), 2002 (cùng với chiếc khăn choàng Mantones de Manila) và 2005 (chiếc khăn choàng panuelo được may bằng loại vải pina nổi tiếng).

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA3

Các người đẹp Philippines trong trang phục Terno, từ trái qua: Miriam Quiambao (Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ 1999), Lara Quigaman (Hoa hậu Quốc tế 2005) và Dianne Necio (Top 15 Hoa hậu Quốc tế 2011)

Năm 1994, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại Philippines, tại đây đã diễn ra một phần thi phụ đặc biệt, các người đẹp từ khắp nơi trên thế giới trải qua phần thi trang phục truyền thống Philippines, trong bộ trang phục Terno thanh lịch, người đẹp Venezuela Minorca Mercado đã xuất sắc giành giải thưởng “Người mặc trang phục truyền thống Philippines đẹp nhất”. Đặc biệt,  hơn một thập kỷ sau đó, tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 ở Việt Nam, một phần thi đặc biệt khác là “Người đẹp Áo dài” được tổ chức, một người đẹp Venezuela khác là Dayana Mendoza lại giành chiến thắng tại phần thi phụ đặc biệt này.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA4-586x1024

Hoa hậu Venezuela Minorca Mercado trong bộ trang phục Terno đã đạt giải thưởng “Best in Filipino Costume” tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1994 tổ chức tại Philippines


Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA5

Cũng tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1994 tổ chức tại Philippines, bộ trang phục dân tộc mà Hoa hậu chủ nhà Charlene Gonzales đã giành giải thưởng “Trang phục truyền thống đẹp nhất”. Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của các tộc người thiểu số sinh sống ở miền Nam đảo Mindanao - đây là một trong nét văn hóa thuần chất của cư dân bản địa Philippines mà không chịu ảnh hưởng bởi các giá trị văn hóa ngoại lai. Bộ trang phục được thiết kế với sự kết hợp văn hóa của ba tộc người T’boli, Bagobo và Higanon: váy và áo được may bằng thổ cẩm T'nalak của tộc người T'boli, chiếc thắt lưng truyền thống của người Bagobo được làm bằng các hạt thủy tinh và chuông đồng, trong khi chiếc mão được thiết kế từ trang phục của tộc người Higanon. Các hạt thủy tinh và chuông đồng từ trang phục tạo nên một âm thanh rất quyến rũ khi người đẹp di chuyển. Trong đó T’nalak là loại thổ cẩm rất thiêng liêng của người T’boli được dệt bằng tơ chuối, loại vải này được làm sính lễ trong hôn nhân. Trong văn hóa dân gian của người T’boli, từ khi lựa chọn tơ chuối cho đến khi hoàn thành, các người phụ nữ không được gần gũi với đàn ông và đàn ông T’boli cũng không được chạm tay vào các sợi tơ dệt, nếu không sản phẩm sẽ không được hoàn thiện. Sau này kĩ thuật dệt thổ cẩm T’nalak đã được các tộc người Bagobos, B'laan và Pulangiyen học hỏi. Những giá trị văn hóa bản địa truyền thống vẫn luôn được bảo tồn và vẫn luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho ngành thời trang Philippines cũng như trong việc lựa chọn trang phục truyền thống cho các đại diện Philippines trên đấu trường sắc đẹp Quốc tế.

Ngoài giải thưởng “Trang phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1994, Philippines cũng đã đạt được giải thưởng này tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 1991 bởi người đẹp Onelia Jose (cô cũng là Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới 1971) và trong bộ trang phục Terno thanh lịch các Hoa hậu Philippines đã ba lần đạt giải thưởng “Trang phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế, vào năm 1972 (Yolanda Dominguez, Á hậu 2 Hoa hậu Quốc tế 1972), 1976 (Maria Dolores Ascalon, Top 15 Hoa hậu Quốc tế 1976) và 1979 (Mimilanie Marquez, Hoa hậu Quốc tế 1979).

Chiếc váy Kebaya – Trang phục truyền thống của người Mã Lai – Đa đảo (Indonesia, Malaysia, Singapore…)

Đây là một vấn đề đang gây tranh cãi giữa Indonesia và Malaysia về nguồn gốc hình thành của Kebaya? Kebaya có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, từ nguyên gốc là “Kaba” có nghĩa là “quần áo”. Kebaya được xem là trang phục truyền thống của người Brunei, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Singapore và miền nam Thái Lan, Kebaya có nguồn gốc sơ khai từ Trung Đông theo con giao thương và đạo Islam truyền bá vào Đông Nam Á.

Ngoài Kebaya, một trong nét chung giữa trang phục giữa các nước này là sử dụng hai loại vải truyền thống sonket và batik, đây là những loại thổ cẩm nổi tiếng của đất nước Indonesia và Malaysia.

Indonesia 
Vẻ đẹp thanh lịch của Kebaya và sự đa dạng văn hóa

Kebaya được xem là trang phục truyền thống của nữ giới Indonesia, nó xuất hiện ở Indonesia vào khoảng thế kỷ 15 – 16. Kebaya được lấy cảm hứng từ áo choàng ở khu vực Ả Rập, từ tiếng Ả Rập có nghĩa là quần áo. Được may bằng vải batik - Màu sắc truyền thống thường được sử dụng trong nghệ thuật Batik là màu nâu và màu chàm, đây đều là những gam màu có thể chiết xuất dễ dàng từ tự nhiên.

Sang trọng và rất thanh lịch, Kebaya đang có một sức ảnh hưởng lớn đến các cuộc thi sắc đẹp ở Indonesia, trở thành một trang phục bắt buộc tại cuộc thi sắc đẹp Puteri Indonesia (một trong cuộc thi sắc đẹp lớn nhất ở Indonesia, người chiến thắng sẽ đại diện cho đất nước tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ). Tại cuộc thi, kể từ năm 2004, Ban tổ chức cuộc thi đã chi rất mạnh tay khi mời các đương kim Hoa hậu Hoàn vũ đến Indonesia trao giải cho người đẹp giành thắng trong đêm chung kết. Trong đêm này, cả đương kim Hoa hậu Hoàn vũ và các người đẹp Indonesia đều xuất hiện với bộ trang phục Kebaya trong giây phút quan trọng nhất, với sự tinh tế và khéo léo của BTC Puteri Indonesia, Kebaya đã được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn – đây là một cơ hội để giới thiệu văn hóa truyền thống Indonesia ra toàn Thế giới.


Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA6

Hoa hậu Hoàn vũ 2012 Olivia Culpo và Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2013 trong bộ trang phục Kebaya

Ngoài việc xuất hiện trong đêm thi sắc đẹp quốc gia, Kebaya cũng được các người đẹp Indonesia lựa chọn để xuất hiện trong phần thi trang phục truyền thống tại các cuộc thi sắc đẹp Quốc tế. Tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2006 tổ chức tại Mỹ, trong bộ trang phục Kebaya Kencono Wungu, Hoa hậu Indonesia Nadine Chandrawinata đã giành vị trí thứ nhì cho giải thưởng Trang phục truyền thống đẹp nhất.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA7

Đại diện Indonesia duyên dáng trình diễn trang phục truyền thống Kebaya trong các cuộc thi sắc đẹp Quốc tế (từ trái sang: Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2005 Artika Sari Devi (Top 15 Hoa hậu Hoàn vũ 2005), Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2006 Nadine Chandrawinata, Hoa hậu Quốc tế Indonesia 2011 Reisa Kartikasari).

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA8

Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2007 Agni Pratistha và nghệ thuật múa Tari Gong (vũ điệu chiến binh) của người Dayak huyền thoại, ở miền Đông Kalimantan. Năm 2007, đại diện Indonesia Agni Pratistha mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2007 bộ trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ trang phục múa truyền thống của bộ tộc huyền thoại Dayak sinh sống ở miền Đông đảo Kalimantan. Đây là một tộc người nổi tiếng với tên gọi là bộ tộc săn đầu người rất thiện chiến trong quá khứ. Trang phục mang đậm nét truyền thống của người Dayak với chiếc mũ được làm bằng lông của loài chim bản địa (người Dayak tôn vinh là chim thần, tượng trưng cho sự may mắn) và thanh kiếm Saber Dayak (tuy Agni không sử dụng thanh kiếm, nhưng trong phần trình diễn trang phục truyền thống của mình, cô đã cũng đã tái hiện lại điệu vũ chiến binh huyền thoại của người Dayak).


Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA9

Năm 2008 và 2010, đại diện của Indonesia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đã lựa chọn trang phục truyền thống mà mình mặc là bộ trang phục của người Papua – tộc người thiểu số sống ở tỉnh Tây Papua, Indonesia. Tuy nhiên, bộ trang phục năm 2008 đã được cách điệu quá nhiều, còn năm 2010 chính là nguyên mẫu của bộ trang phục của người Papua với chiếc trống Tifa truyền thống và chiếc mũ được làm từ lông của loài chim thiên đường.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA10

Nadine Alexandra – Hoa hậu Hoàn vũ Indonesia 2011 giới thiệu đến bạn bè Thế giới về nghệ thuật múa rối Wayang Golek của Indonesia qua bộ trang phục cô lựa chọn trong phần chụp ảnh Trang phục truyền thống trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011. Nadine cũng rất nhiệt tình giới thiệu văn hóa Indonesia với bạn bè quốc tế, cô cũng đã phát biểu rằng “bằng cách nhìn vào quốc phục của các thí sinh đến từ các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ biết về văn hóa của đất nước đó”.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA11

Trang phục truyền thống của Indonesia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 lấy cảm hứng từ biểu tượng Garuda của Indonesia, bộ trang phục lọt vào danh sách Top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012. Trang phục truyền thống của Indonesia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 lấy cảm hứng từ biểu tượng Garuda của Indonesia, bộ trang phục lọt vào danh sách Top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012. Trong văn hóa Hindu giáo của người Ấn Độ - Chim thần Garuda là vật cưỡi của thần bảo hộ Vishnu – một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Theo con đường Ấn Độ giáo truyền bá vào Indonesia, hình ảnh chim thần Garuda xuất hiện trong các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc ở các ngôi đến cổ xưa ở Indonesia. Chim thần Garuda cũng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích của người Bali và Java, là hình ảnh đại diện cho đức hạnh, trí tuệ, sức mạnh, lòng dũng cảm, sự trung thành và tính kỷ luật. Ở Bali, Garuda được mô tả với hình ảnh đầu, mỏ, cánh và móng vuốt của loài đại bàng vàng, và có cơ thể của một con người. Với vị trí rất quan trọng và phẩm chất cao quý, từ xa xưa chim thần Garuda được người dân Indonesia tôn kính là biểu tượng của quốc gia, là hiện thân của ý thức hệ Indonesia. Garuda trở thành một biểu tượng trong quốc huy của đất nước Indonesia gọi là Garuda Pancasila (hình ảnh chú chim đại bàng vàng có móng vuốt nắm chặt dãi băng với khẩu hiệu Quốc gia: "Thống nhất trong đa dạng", chú chim tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, màu vàng tượng trưng cho sự vinh quang) và cũng là tên chính thức của hãng hàng không quốc gia của Indonesia “Garuda Indonesia”. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng chọn Garuda là biểu tượng quốc gia, xuất hiện trên quốc huy của Thái Lan. Tuy nhiên trên thực tế có một sự khác biệt lớn giữa hai biểu tượng quốc huy này: Quốc huy của Thái Lan là lấy nguyên mẫu hình ảnh chim thần Garuda trong Ấn Độ giáo, còn Quốc huy của Indonesia phiên bản hiện nay ngoài những ý nghĩa còn lưu lại của chú chim thần có trong lịch sử, thực tế chính phủ Indonesia đã lấy cảm hứng từ loài chim Elang Jawa, loài chim đặc hữu quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng sinh sống trên đảo Java.

Malaysia  
Con đường đi tìm sự sáng tạo
 
Kebaya cũng được mặc bởi người Malaysia, tuy nhiên kiểu dáng và chất liệu thì không đặc sắc bằng Indonesia. So với các nước khác trong ku vực như Thái Lan, Việt nam, Indonesia, Philippines thì trang phục truyền thống của các đại diện Malaysia mang đến đấu trường sắc đẹp thế giới vẫn chưa thực sự ấn tượng và độc đáo để đủ sức đạt giải Trang phục truyền thống đẹp nhất.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA12


Các Hoa hậu Hoàn vũ Malaysia trong bộ trang phục Kebaya qua phần thi Trang phục truyền thống tại các kỳ Hoa hậu Hoàn vũ 2009 và 2012


Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA13


Hoa hậu Hoàn vũ Malaysia 2011 – bộ trang phục truyền thống lấy cảm hứng từ cánh diều “Wau Bulan” – một loại diều truyền thống có kích thước rất lớn (dài từ 2.5 – 3.5 mét) của nam giới Malaysia ở bang Kelanta, diều Wau Bulan được thiết kế với nhiều họa tiết độc đáo và có hình dạng trăng lưỡi liềm (trong tiếng Mã Lai Bulan có nghĩa là mặt trăng) – đây là một trong những biểu tượng quốc gia của Malaysia. Bộ trang phục này đã được trang web Global Beauties bình chọn là một trong ba trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011.

Đảo quốc Singapore 

Màu sắc văn hóa đa dân tộc

So với các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là một quốc gia có tuổi đời rất trẻ, vốn xưa kia là một làng chài của người Mã Lai. Là một đất nước đa sắc tộc với rất nhiều nền văn hóa hòa trộn với nhau như Trung Quốc (tính đến năm 2007, người Hoa chiếm 76,8% tổng số dân của Singapore), Malaysia, Ấn Độ, Châu Âu… chính vì thế Singapore là quốc đảo có nền văn hóa pha trộn giữa các nền văn hóa lớn với nhau (giữa văn hóa Trung Hoa và Mã Lai, giữa văn hóa Á Đông và phương Tây…), trong đó cộng đồng người Singapore gốc Hoa được xem như là chủ thể chính. Với sự hòa trộn giữa các nền văn hóa, khó có thể xác định quốc phục chính thức của Singapore, tuy nhiên một trong những bộ trang phục truyền thống nổi tiếng của người Singapore phải kể đến trang phục Baju Panjang và Nyonya Kebaya của cộng đồng người Peranakan hay còn gọi là người Nyonya. Đây cũng là trang phục được các người đẹp Singapore rất ưa chuộng để xuất hiện trong phần thi trang phục truyền thống tại các cuộc thi sắc đẹp Quốc tế. Ngoài ra chiếc sườn xám của người Hoa được cách điệu cũng được các người đẹp Singapore sử dụng với tư cách là trang phục truyền thống tại các cuộc thi.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA141


Sự khác biệt giữa trang phục Nyonya Kebaya (trái) và Baju Panjang (phải) của người Peranakan ở Singapore (Trong ảnh: Hoa hậu Hoàn vũ Singapore 2003 (trái) trong trang phục Nyonya Kebaya và Hoa hậu Hoàn vũ Singapore 2007 (phải) trong trang phục Baju Panjang trình diễn trang phục truyền thống).

Trong những năm gần đây, để tránh sự nhàm chán về kiểu dáng, tổ chức cuộc thi Hoa hậu Singapore đã lựa chọn những bộ trang phục cách điệu được thiết kế từ những biểu tượng của quốc gia như biểu tượng Sư tưởng biển Merlion – nguồn gốc tên gọi của đất nước Singapore hay hoa Phong Lan Miss Joaquim – quốc hoa của Singapore. Như là một cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Singapore thay vì những bộ trang phục truyền thống, tuy nhiên ngoài ý nghĩa là những biểu tượng truyền thống thì phần thi các các đại diện Singapore vẫn chưa được giá cao, bởi chưa có sự đột phá trong thiết kế và các bộ trang phục trông giống như là bộ váy dạ hội hơn là một bộ váy truyền thống.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA15


Năm 2008, đại diện Singapore mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ bộ trang phục được thiết kế theo hình dáng bức tượng Merlion – một biểu tượng quốc gia của Singapore.


Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA16


Bộ trang phục của đại diện Singapore trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của hoa lan Miss Joaquim. Vượt qua hơn 40 loài hoa khác, hoa lan Miss Joaquim được bình chọn là quốc hoa của Singapore vào năm 1981. Tên gọi hoa lan Miss Joaquim được bắt nguồn từ tên của một nữ làm vườn người Mỹ sinh sống ở Singapore là Agnes Joaquim – người đã công lai tạo nên loài hoa lan rất xinh đẹp và duyên dáng này.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA17


Một trong những bộ trang phục truyền thống Singapore được đánh giá cao tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011


Cũng như Malaysia, trang phục truyền thống của các đại diện Singapore cũng không gây ấn tượng mạnh trên trường quốc tế, mặc dù trang phục truyền thống của nữ giới hai quốc gia này cũng rất đẹp và duyên dáng.

Thái Lan
Vương quốc của sự sáng tạo không ngừng

Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái Lan gọi là Phasin (một dạng váy ống), có nơi còn gọi là Pha sarong. Phasin truyền thống được hầu hết dùng cho phụ nữ của các dân tộc khác nhau ở Thái Lan. Đến năm 1960, khi nữ hoàng Sirikit cùng nhà vua Thái Lan đi thăm các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, bà đã ngỏ ý muốn có một bộ trang phục truyền thống chính thức cho quốc gia. Hoàng Hậu cùng các nhà thiết kế Hoàng Gia đã nghiên cứu hồ sơ lịch sử trang phục hoàng gia và đã thiết kế ra những bộ trang phục hoàng gia chính thức: Thái Ruean Ton, Thái Chakkri, Thái Amarin, Thái Chitlada, Thái Chakkraphat, Thái Boromphiman, Thái Siwalai, Thái Dusit. Từ đó về sau các trang phục không chỉ phổ biến trong Hoàng Gia mà cũng được mặc rộng rãi trong quần chúng nhân dân về sau. Trong lịch sử các cuộc thi sắc đẹp, chiếc váy truyền thống duyên dáng này đã giúp các Hoa hậu Thái Lan giành giải thưởng “Trang phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1969, 1988, 2005 và Hoa hậu Trái Đất năm 2007.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA181

Từ trái qua: Hoa hậu Hoàn vũ 1988 Pornthip Nakhirunkanok người Thái Lan, đồng thời cô còn đạt giải thưởng trang phục truyền thống đẹp nhất, Thái Lan còn đạt giải trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2005 bởi người đẹp chủ nhà Chananporn Rosjan, Á hậu 1 Hoa hậu Quốc tế 2010 Piyaporn Deejing trong trang phục truyền thống.

Trang phục nữ của Thái Lan rất cầu kì và phức tạp, tuy nhiên người Thái không chỉ dừng ở những kiểu dáng truyền thống mà luôn luôn có sự sáng tạo. Điển hình là hàng năm Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan luôn tổ chức một cuộc thi thiết kế lựa chọn trang phục truyền thống cho đại diện Thái Lan tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, với sự sáng tạo không ngừng, các mẫu thiết kế chiến thắng luôn mang lại cho người xem những kiểu dáng rất sáng tạo và độc đáo, tuy nhiên vẫn không làm mất đi những giá trị truyền thống vốn có của văn hóa Thái Lan. Chính vì lẽ đó, với các bộ trang phục ấn tượng mà các người đẹp Thái trong những năm gần đây liên tiếp giành giải thưởng “Best National Costumes” tại các cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (2008, 2010), Hoa hậu Quốc tế (2011) và Hoa hậu Trái Đất (2012).

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA19


Chi tiết bản thiết kế bộ trang phục truyền thống Thái Lan mang tên “Siam Iyara” (tên một chú voi của Hoàng gia Thái Lan) tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2010 được lấy cảm hứng từ hình ảnh loài voi, đây là bộ trang phục giành giải thưởng trang phục dân tộc đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2010. (Trong văn hóa của mình, người Thái xem voi là một loài linh vật và là biểu tượng của Quốc gia, voi cũng đã từng là một biểu tượng trong quốc kỳ Thái Lan trước kia (lá cờ của Thái Lan trong giai đoạn 1817 – 1917 có phông nền màu đỏ ở giữa là hình ảnh chú voi thần màu trắng – Trong văn hóa Thái Lan nói riêng và văn hóa Đông Nam Á nói chung những con vật màu trắng được quan niệm là những con vật của thần thánh. Chính vì thế voi trắng trong văn hóa Thái Lan là loài vật rất linh thiêng).

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA20

Hay năm 2009, bộ trang phục truyền thống của Thái Lan cũng được sáng tạo từ phong tục đeo vòng cổ làm cổ dài của bộ tộc Padaung sinh sống ở vùng Tây Bắc, với phong tục độc đáo này mà hàng năm du lịch Thái Lan đã thu hút rất nhiều du khách thích khám phá những điều mới lạ, bộ trang phục này đã Lọt Top 3 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009. Đến năm 2011, trang phục truyền thống Thái Lan tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ mang tên “Hemaraj Naree” – một loài linh vật xuất hiện trong truyền thuyết của người Thái, Hemaraj là loài vật được sáng tạo với sự kết hợp giữa rồng nước và sư tử, thường xuất hiện trong các công trình kiến trúc và điêu khắc Thái Lan, bộ trang phục này cũng lọt Top 3 trang phục truyền thống đẹp nhất.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA21


Nhìn bề ngoài hai bộ trang phục trên của sự khác biệt rõ rệt, nhưng lại đều lấy ý tưởng chung từ một câu chuyện truyền thuyết về công chúa Kinnari Manora (nàng tiên nữa người, nữa chim), đều đặt biệt cả hai bộ trang phục đều giành giải “trang phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2011 (ảnh phải) và Hoa hậu Trái đất 2012 (ảnh giữa). Ngoài Thái Lan (nguồn gốc câu chuyện bắt nguồn từ Ấn Độ), Mô típ câu chuyện cổ tích này còn có ở các nước như Myanmar, Indonesia, Campuchia và cả ở Việt Nam... ở Việt Nam truyện này có tên là "Điệu múa công nước Lào" có trong truyện đọc tiểu học hồi xưa ah :)

Việc thiết kế trang phục truyền thống hằng năm cho đại diện Thái Lan tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đã giúp các đại diện Thái luôn mang đến cuộc thi những luồng gió mới nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống của văn hóa Thái Lan, đây còn là một cơ hội vừa phát huy khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ Thái vừa có thể quảng bá văn hóa Thái Lan ra Thế giới một cách độc đáo.

Việt Nam 
Truyền thống và đa dạng

Chiếc áo dài lần đầu tiên theo chân người đẹp Việt Nam bước ra đấu trường sắc đẹp Quốc tế tại cuộc thi hoa hậu Quốc tế 1995, tại đây người đẹp Việt Nam là Trương Quỳnh Mai đã lọt vào Top 15 người đẹp nhất, đồng thời chiếc áo dài gấm trúc xanh mà cô mặc đã mang lại ấn tượng rất tốt và đem lại giải trang phục truyền thống đẹp nhất. Kể từ những năm sau đó, tà áo dài dân tộc luôn là hành trang không thể thiếu của mỗi đại diện Việt Nam trong các cuộc thi nhan sắc quốc tế. Áo dài Việt Nam là sự kết tinh của sự sáng tạo không ngừng và bàn tay khéo léo của người Việt, chiếc áo dài Việt kín đáo, duyên dáng, thước tha nhưng cũng rất gợi cảm, khiêu gợi kết hợp với vòng kiềng bạc, chiếc nón lá hay chiếc mấn đã tôn vinh lên vẻ đẹp của những đại diện sắc đẹp Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp Quốc tế. 

Đã từ lâu chiếc áo dài đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng của bạn bè quốc tế: chiếc áo dài gắn liền với nét đẹp dịu dàng, nữ tính, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu quý bà Thế giới 2009, Hoa hậu Trái Đất 2010 đã có một phần thi phụ chính thức khá đặc biệt là phần thi Người đẹp Áo dài. Các Hoa hậu Quốc tế đến với Việt Nam: Hoa hậu Trái Đất 2006, Hoa hậu Hoàn vũ 2007, Hoa hậu Thế giới 2007, Hoa hậu Thế giới 2008, Hoa hậu Trái Đất 2009… cũng rất xinh đẹp và duyên dáng trong trang phục Áo dài.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA22


Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Thùy Lâm (Top 15 Hoa hậu Hoàn vũ 2008) và Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Diễm Hương trong những bộ áo dài của nhà thiết kế Thuận Việt tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 và 2012 (năm 2008 chiếc áo dài của Thùy Lâm cũng đã lọt Top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất trong đêm trình diễn trang phục truyền thống tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Chiếc áo dài của Diễm Hương cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao, tuy không lọt Top 10 trang phục truyền thống đẹp nhất trong đêm chung kết, nhưng chiếc áo dài đã được diễn đàn sắc đẹp uy tín Missosology lựa chọn là 1 trong 10 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012).

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA23

Tuy không lọt vào Top 10 trang phục truyền thống chính thức của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013, nhưng chiếc áo dài họa tiết sen cổ được nhà thiết kế Thuận Việt chuẩn bị rất tỉ mỉ cho Á hậu Trương Thị May đã được các trang web và diễn đàn sắc đẹp uy tín là Globalbeauties và Missosology bình chọn là một trong 5 bộ quốc phục đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA24

Bộ áo dài của NTK Tuấn Hải được người đẹp Cao Thùy Linh mang đến cuộc thi Miss Grand International 2014 đã xuất sắc đạt giải trang phục truyền thống đẹp nhất.


Những năm trở lại đây, Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn cho trang phục truyền thống của mình, các đại diện của Việt Nam đem đến cuộc thi không chỉ áo dài mà còn là trang phục truyền thống của các dân tộc anh khác  hay được lấy ý tưởng từ những câu chuyện truyền thuyết ở Việt Nam.

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Nhansac.vn-trangphucdantocDNA25


Trang phục truyền thống của các đại diện Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế (từ trái sang: người đẹp Chung Thục Quyên trong bộ trang phục tứ thân đã đạt giải “Trang Phục truyền thống đẹp nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Siêu Quốc gia 2009, Á hậu Kiều Khanh trong bộ trang phục tứ thân tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010, Á hậu Trương Tri Trúc Diễm trong bộ trang phục dân tộc được sáng tạo từ trang phục của mẹ Âu Cơ, tại đây cô đã lọt Top 15 người đẹp nhất và Á hậu Hoàng My với bộ trang phục dân tộc cách điệu thời kỳ văn hóa Âu Lạc)

Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những nét văn hóa đa dạng và độc đáo. Văn hóa Việt Nam phong phú nhưng rất đậm đà bản sắc dân tộc, đó cả là một kho tàng những giá trị văn hóa trải dài hàng ngàn năm lịch sử. Đã đến lúc các nhà thiết kế Việt phải suy nghĩ và khai thác sao cho nguồn tài nguyên ý tưởng về văn hóa các tộc người người Việt Nam không bị lãng phí. Đã đến lúc cho quốc tế thấy rằng Việt Nam không chỉ có áo dài, cũng như Indonesia không chỉ có Kebaya, người Thái không chỉ có chiếc váy Phasin… hãy để bạn bè quốc tế thấy rằng Việt Nam còn có rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống và rất giàu bản sắc dân tộc.

Nhansac.vn
Jun
Jun
Typical Member
Typical Member

Beauty Level
Gold $ x 36
Points : 13522211
Diamond x 25
Nam Posts : 2817
Gold Apple x5
Pouple 7
Gold Key : Key 3
Location : HCM city
Join date : 26/05/2011
Reputation : 16
O.M.G - Riyo Mori!!!

Về Đầu Trang Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Re: Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by Sunshine Sat Nov 08, 2014 1:38 pm

mấy bộ bên Thái đẹp bá cháy.... :yoyo54:
Sunshine
Sunshine
Potential Member
Potential Member

Beauty Level
Gold $ x 11
Points : 39925
Nam Posts : 469
No Pouple
Gold Key : Key 1
Join date : 13/09/2011
Reputation : 6

Về Đầu Trang Go down

Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp Empty Re: Ngắm quốc phục các nước Đông Nam Á tại đấu trường sắc đẹp

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết