VNBEAUTIES.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

Go down

Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Empty Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

Bài gửi by hinletfashion Wed Sep 12, 2018 11:33 am

Tết Trung thu có nguồn gốc từ rất lâu đời, là một phong tục của người Việt, là ngày Tết dành riêng cho trẻ em hay còn được gọi là Tết trông trăng. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của tết Trung thu ở Việt Nam được bắt nguồn từ đâu?
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu

Nguồn gốc của Tết trung thu?

Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có rất nhiều truyền thuyết về Tết Trung thu nhưng truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Tết Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-5

Tết Trung thu ở Việt Nam như thế nào?

Theo phong tục Việt Nam, Tết Trung thu ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-6
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-2
Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Các loại bánh Trung thu.

Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.

Bánh nướng

Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-8

Bánh dẻo

Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi.[6] Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-4

Ý nghĩa của Tết Trung thu.

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuội đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Đây cũng là ý nghĩa lớn nhất của Tết Trung thu mang lại.
Trong ngày vui này, Theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau. Cha mẹ, ông, bà bày cỗ cho con, cháu mừng trung thu, mua và làm lồng đèn thắp bằng nến trong nhà để con, cháu rước đèn. Cỗ mừng tết trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-7
Đây là dịp thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, họ hàng. Người ta mua những món quà ý nghĩa tặng dịp Tết Trung thu như bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, hay những món quà ý nghĩa bảo vệ sức khỏe như áo khoác giữ nhiệt Humbgo.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Chon-ao-khoac-di-phuot-5
 
Hinlet – Thương hiệu thời trang thể thao và sức khỏe, với những sản phầm thời trang nổi tiếng thế giới sẽ mang đến người mặc những trãi nghiệm mới mẻ cho ngày Tết Trung thu thật vui vẻ, hạnh phúc.
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  Thoi-trang-hinlet

Hệ thống các cửa hàng Hinlet:

Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  My-pham-murad-viet-nam-4   Hồ Chí Minh:  340D Hoàng Văn Thụ, P4, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  My-pham-murad-viet-nam-4   Hà Nội: Tầng 2 Sakura 98B Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu  My-pham-murad-viet-nam-4   Hoặc truy cập vào website: hinlet.vn hoặc gọi ngay hotline: 1800 2012 để biết thêm thông tin về sản phẩm.
Nguồn: //hinlet.vn/nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu/
hinletfashion
hinletfashion
Unknown Member
Unknown Member

Beauty Level
Points : 32000
Posts : 32
Join date : 01/08/2018
Reputation : 0

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết